Nợ xấu là gì? Vài điều cần biết về nợ xấu » SmartCredit
No-xau-la-gi

Nợ xấu là gì? Vài điều cần biết về nợ xấu

8 minutes, 19 seconds Read

Tùy theo khả năng thanh toán của khách hàng, từng khoản nợ sẽ được phân vào các nhóm riêng biệt. Nợ xấu chính là một trong những nhóm đó.

Nợ xấu không chỉ tác động đến nền kinh tế, được xem như con sâu trong ngành tài chính, gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng. Mà đối với bản thân cá nhân/tổ chức gây ra nợ xấu cũng có ảnh hưởng nhất định. Trong đó, nghiêm trọng nhất chính là việc khó có thể vay vốn được ở bất cứ đâu khác trong tương lai.

Các nhóm nợ

  • Nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
  • Nhóm 2 – nợ cần chú ý: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
  • Nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm 05 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu;
  • Nhóm 4 – nợ nghi ngờ: bao gồm 06 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
  • Nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn: bao gồm 08 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.

No-xau-la-gi

CIC là gì?

CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam) là nơi lưu giữ thông tin về các khoản nợ hợp pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty tài chính khi phát sinh hợp đồng vay vốn đều sẽ cập nhật thông tin lên CIC. Đồng thời, họ cũng có thể tra cứu các thông tin này. Qua đó, biết được lịch sử tín dụng của khách hàng giúp đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định về việc có hỗ trợ vốn hay không.

Tác động của nợ xấu?

Việc trả nợ chậm hay mất khả năng trả nợ sẽ gây thiệt hại lớn cho bên cho vay, và gây tổn thất chung cho nền kinh tế của đất nước. Do vậy, việc giảm thiểu nợ xấu luôn được đặt ưu tiên hàng đầu ở bất cứ tổ chức tín dụng nào. Để làm được điều đó, đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng lúc duyệt vay sẽ là một bước rất quan trọng.

Ngoài việc xem xét hồ sơ dựa trên thu nhập của khách hàng hay nắm được các thông tin về nơi ở để phục vụ cho việc thu hồi nợ, thì việc kiểm tra các thông tin được lưu trữ trên CIC cũng là hành động cần thiết khi duyệt hồ sơ. Ở hầu hết các ngân hàng/công ty tài chính hiện nay, nếu kiểm tra thấy quá khứ gần của khách hàng có khoản nợ được liệt vào nhóm 2 trở đi, thì hồ sơ đó sẽ bị trừ đi tương đối nhiều điểm tín dụng. Đồng nghĩa với việc khách hàng đó gần như mất hoàn toàn khả năng được chấp thuận vay.

Hạn chế nợ xấu không chỉ góp phần phát triển xã hội mà còn bảo vệ chính bạn

Như vậy, việc gây ra nợ xấu không chỉ làm thiệt hại về kinh tế đất nước. Mà với bản thân bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Khi mà các khó khăn sau này sẽ khó được giải quyết hơn.

Đặc biệt, việc chậm trả nợ cũng sẽ kéo bạn vào những rắc rối trong cuộc sống. Trước mắt chính là việc bản thân và gia đình (người tham chiếu lúc vay vốn) bị gây phiền phức từ tổ chức thu hồi nợ, sau đó sẽ là các vấn đề về pháp lý.

Vì vậy, một khi đã tham gia vay vốn thì bạn cần phải làm tốt việc thanh toán của mình. Nó không chỉ giúp bạn tránh được nợ xấu, mà còn là một điểm cộng để được duyệt khoản vay tốt hơn trong tương lai tại tổ chức tín dụng đang vay. Bạn có thể kiểm soát được điều đó bằng một số hành động nhỏ như:

  • Ghi nhớ ngày ngày trả nợ trên hợp đồng và tiến hành thanh toán đúng hạn. Tốt hơn hết nên sớm vài ngày phòng rủi ro nghẽn giao dịch. Nếu là chuyển khoản thanh toán, nên né các ngày cuối tuần và chỉ nên thực hiện trong giờ hành chính.
  • Sử dụng các phương pháp thanh toán hiện đại qua ví điện tử hay chuyển khoản ngân hàng để mọi thứ được chính xác và nhanh chóng.
  • Nên thanh toán dư ra đôi chút để tránh trường hợp bị ghi nhận thiếu tiền do phát sinh chi phí ngoài. Đặc biệt là với các trường hợp thanh toán trễ. Khi đó, các ngân hàng/công ty tài chính thường sẽ áp dụng thêm phí phạt. Khi kiểm tra thông qua các công cụ thanh toán trực tuyến thì bạn sẽ biết được số tiền cần thanh toán trong kỳ. Tuy nhiên, khi thanh toán qua các điểm thu hộ thì bạn lại không nắm được. Khi đó, việc thanh toán thiếu dù chỉ 1đ cũng sẽ ghi nhận còn nợ trên hệ thống và để lâu nó vẫn sẽ thành nợ xấu. Với khoản thanh toán dư (nếu có) sẽ được cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo cho nên bạn không mất đi đâu cả. Khi đến kỳ thanh toán cuối cùng, hãy kiểm tra kỹ và tiến hành thanh toán đúng số tiền còn lại.

Trên đây là một vài điều cần biết về nợ xấu. Hy vọng điều đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích để quản lý tốt các khoản nợ của mình.

Một vài giải pháp vay vốn tín chấp phổ biến trong 2024

Ví điện tử – Kênh thanh toán an toàn và nhanh chóng giúp hạn chế nợ xấu

Giải pháp mở tài khoản ngân hàng online tiện dụng

Rate this post

Cùng chuyên mục

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments